BRC FOOD - Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Hóa Về An Toàn Thực Phẩm

BRC FOOD - Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Hóa Về An Toàn Thực Phẩm

BRC FOOD - Tiêu Chuẩn Toàn Cầu Hóa Về An Toàn Thực Phẩm

- Đáp ứng yêu cầu của pháp luật
- Chứng chỉ BRC FOOD của CBs được công nhận quốc tế
- Đáp ứng yêu cầu luật định trong nước và xuất khẩu Toàn cầu
- Thỏa mãn yêu cầu của các Khách hàng/Đối tác
- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Tổng quan

BRC viết tắt của British Retail Consortium –  là tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh. Tiêu chuẩn được phát triển để giúp các  nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ.

Năm 1998, Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc đã xây dựng và phát triển Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (Global Standard for Food Safety), gọi tắt là "BRC Food". Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống an toàn thực phẩm của một tổ chức. Trong đó việc áp dụng hệ thống HACCP theo các nguyên tắc của Codex được xếp là yêu cầu cơ bản và đặt tại ngay điều khoản đầu tiên. Các thành viên của hiệp hội này và các nhà cung cấp thực phẩm cho họ phải áp dụng theo tiêu chuẩn này. Sau này việc áp dụng tiêu chuẩn này trở thành tấm giấy thông hành cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Anh và một số tập đoàn bán lẻ lớn tại Hoa Kỳ.

Giấy chứng nhận BRC hay chứng chỉ BRC (BRC Certificate) là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận BRC hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận BRC có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

BRC Food Safety – Quá trình phát triển:
- 1990: Luật An toàn Thực phẩm EU.
- 1998: BRC Food Standard: Các nhà cung cấp cho các Tập đoàn Bán lẻ  – Kinh doanh và Phân phối sản phẩm theo thương hiệu của họ.
- 2005: BRC Global Standard – Food: Issue 4
- 7/2008: BRC Global Standard – Food: Issue 5
- 1/2012: BRC Global Standard – Food: Issue 6.

BRC chỉ cung cấp đánh giá cơ bản các yêu cầu về vấn đề sản xuất và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong BRC yêu cầu về mặt sản xuất công ty phải được chứng nhận về HACCP.

Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng là ngày nay khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và BRC giúp chúng ta điều này. BRC đưa ra các yêu cầu chung cho việc kiểm soát nông sản đầu vào chứ không cụ thể và chặt chẽ như yêu cầu của GAP.

Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn BRC Food được thiết kế phù hợp với mọi tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm với mọi quy mô. Tất cả đều có thể đăng ký chứng nhận BRC Food để đánh giá sự phù hợp với Hệ thống an toàn thực phẩm.

Lợi ích

1. Về mặt quản lý doanh nghiệp
- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế
- Ngăn ngừa, giảm thiếu, loại bỏ rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm
- Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định hơn
- Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận

2. Về mặt thị trường
- Tuân thủ yêu cầu pháp lý trong ngành công nghiệp thực phẩm
- Chứng minh sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh
- Giúp củng cố niềm tin của khách hàng và đối tác với sản phẩm thực phẩm và với doanh nghiệp
- Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm
- Nâng tầm uy tin của doanh nghiệp
- Giảm thiếu rào cản thương mại, dễ dàng xuất khẩu thực phẩm sang thị trường nước ngoài Mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển.

Quy trình chứng nhận

Lãnh đạo cấp cao của công ty phải thể hiện họ hoàn toàn cam kết thực hiện các yêu cầu của Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm. Việc này phải bao gồm sự cung cấp nguồn lực thích hợp, thông tin hiệu quả, hệ thống xem xét và hành động để liên tục cải tiến có hiệu quả. Các cơ hội cải tiến phải được nhận diện, thực hiện và ghi chép đầy đủ Các yêu cầu.

– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải cung cấp nguồn nhân lực và tài chính theo yêu cầu để thực hiện và cải tiến các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng và kế hoạch an toàn thực phẩm.
– Phải có kênh thông tin và báo cáo rõ ràng cho lãnh đạo cấp cao từ phòng ban có trách nhiệm đối với việc giám sát sự tuân thủ Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm. Các phòng ban phải báo cáo thường xuyên hiệu quả thực hiện.
– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải đảm bảo rằng các mục tiêu về an toàn và chất lượng thực phẩm được thiết lập, văn bản hóa, giám sát và xem xét.
– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải đảm bảo rằng có quy trình để nhận diện và quan tâm tới các vấn đề an toàn và hợp pháp ở cấp độ chiến lược.
– Lãnh đạo cấp cao của công ty phải có trách nhiệm đối với các quá trình xem xét.
– Quá trình xem xét phải được thực hiện theo kế hoạch thích hợp, tối thiểu là hàng năm, để đảm bảo thẩm định kế hoạch an toàn thực phẩm và sự phù hợp, thích đáng và hiệu quả của hệ thống HACCP.

Quá trình xem xét phải bao gồm:
- Đánh giá nội bộ, bên thứ hai, bên thứ ba.
- Tài liệu về xem xét lãnh đạo lần trước, các kế hoạch hành động và khung thời gian.
- Các chỉ số đo lường, khiếu nại và phản hồi của khách hàng.
- Các sự cố, các hành động khắc phục, các kết quả vượt quá thông số kỹ thuật và các vật tư không phù hợp.
- Quy trình thực hiện và sai lệch đối với các thông số đã xác định xem xét hệ thống HACCP
- Sự phát triển thông tin khoa học liên quan với các sản phẩm trong phạm vi áp dụng.
- Các yêu cầu về nguồn lực
– Hồ sơ cuộc họp xem xét lãnh đạo phải được ghi chép đầy đủ và lưu giữ.
– Các  quyết  định  và  các  hành  động  được  thỏa  thuận  trong  quá  trình  xem  xét  phải được thông tin một cách hiệu quả tới nhân viên, và các hành động được thực hiện trong thời gian đã định. Các hồ sơ phải được cập nhật khi các hành động đã hoàn tất.
– Công ty phải có phiên bản hiện hành của Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm.
– Công  ty  phải  duy  trì  chứng  nhận  theo  Tiêu  Chuẩn  Toàn  Cầu  về  An  Toàn  Thực Phẩm bằng cách lên kế hoạch hiệu quả để đảm bảo rằng chứng nhận không bị quá hạn.
– Lãnh đạo sản xuất cấp cao nhất của cơ sở phải tham dự cuộc họp khai mạc và kết thúc.
– Lãnh đạo cấp cao phải đảm bảo rằng các điểm không phù hợp  trong lần đánh giá trước đã được khắc phục hiệu quả.

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo