HACCP - Phân Tích Mối Nguy Và Kiểm Soát Tới Hạn Trong Quá Trình Sản Xuất Thực Phẩm

CHỨNG NHẬN HACCP - PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ KIỂM SOÁT TỚI HẠN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM

HACCP - Phân Tích Mối Nguy Và Kiểm Soát Tới Hạn Trong Quá Trình Sản Xuất Thực Phẩm


- Tuân thủ yêu cầu của pháp luật về ATTP
- Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm
- Điều kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động tự công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm
- Làm căn cứ xem xét chế độ giảm kiểm tra đối với lô sản phẩm

Tổng quan

HACCP là gì?

HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. 

HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP.

HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.HACCP cũng được sử dụng để hỗ trợ các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn quản lý, ví dụ như ISO 22000 Quản lý An toàn Thực phẩm.

Hệ thống quản lý phòng ngừa tập trung vào kiểm soát các điểm tới hạn (HACCP)

Hệ thống HACCP là hệ thống quản lý phòng ngừa tập trung vào kiểm soát các điểm tới hạn, trọng yếu (chứ không phải ở tất cả các công đoạn), dựa trên một cơ sở khoa học, thực tiễn tin cậy (quá trình phân tích, đánh giá mối nguy) và các biện pháp giám sát, kiểm soát có hiệu quả giúp giảm thiểu tới mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm. HACCP phác thảo các quy trình sản xuất tốt và có thể là chìa khóa cho doanh nghiệp của bạn khi tham gia vào thương mại quốc tế. Đặc biệt HACCP phù hợp cho những nhà sản xuất công nghiệp, gia công và nhà vận hành dịch vụ thực phẩm.

Yêu cầu

Đối tượng nên áp dụng hệ thống quản lý HACCP

Quản trị

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng thành công và đạt chứng nhận HACCP

Áp dụng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để đạt chứng nhận HACCP?

Yêu cầu pháp luật

Doanh nghiệp cần có

Yêu cầu nội bộ tổ chức

OMFOOD đồng hành hỗ trợ

Giấy đăng ký kinh doanh đúng phạm vi đăng ký lĩnh vực hoạt động Sơ đồ tổ chức, mối tương tác giữa các quá trình trong hệ thống
Bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm theo NĐ 15/2018/NĐ-CP kèm kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn

Đã ban hành và áp dụng các quy trình, thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn:

- Sổ tay (nếu có); các chính sách, mục tiêu

- Quy trình sản xuất/Dịch vụ

- Kế hoạch HACCP cho từng sản phẩm

- Quy trình/Hồ sơ đánh giá nội bộ

- Quy trình xem xét của lãnh đạo

- Hồ sơ kiểm định, hiệu chuẩn máy móc, thiết bị - Quy trình truy xuất và xử lý các sản phẩm không phù hợp - Hồ sơ thẩm tra HACCP, PRP, SSOP, GMP

Giấy khám sức khỏe (Luật ATTP 2010) Hình ảnh, video: Sơ đồ nhà máy, cổng, biển hiệu, nhà xưởng, kho NVL, khu sản xuất, kho thành phẩm, kho bảo quản, vận chuyển, sản phẩm
Giấy xác nhận kiến thức ATTP  
Ghi nhãn hàng hóa theo NĐ 43/2017/NĐ-CP, NĐ 111/2021/NĐ-CP, TT 29:2023/TT-BYT  
Một số phạm vi riêng (sổ kiểm thực 3 bước, QCVN về bao bì thực phẩm, thực phẩm chức năng...)  

Doanh nghiệp đang ở đâu trên hành trình đạt chứng nhận HACCP?

 Bắt đầu với HACCP
Tìm hiểu hệ thống quản lý phòng ngừa tập trung vào kiểm soát các điểm tới hạn là gì và tại sao HACCP tốt cho doanh nghiệp?

Bắt đầu với HACCP cho doanh nghiệp mới >>>

 Áp dụng tiêu chuẩn HACCP
Khám phá những cách tốt nhất để thực hiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn HACCP và làm thế nào chúng tôi có thể giúp đỡ bạn?

Đào tạo và tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP >>>   

 Chứng nhận HACCP
Nhận đánh giá độc lập và đạt được chứng nhận hệ thống quản lý phòng ngừa tập trung vào kiểm soát các điểm tới hạn.

Đánh giá đạt chứng nhận HACCP >>>

 Duy trì mở rộng HACCP
Đảm bảo hệ thống cung cấp những điều tốt nhất cho doanh nghiệp.

Duy trì chứng nhận HACCP >>>

 Chứng nhận mở rộng
Mở rộng phạm vi, tái chứng nhận hệ thống HACCP. 

Mở rộng + tái chứng nhận HACCP >>>

Chứng nhận

Quy trình cấp chứng nhận HACCP

Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề cần cấp giấy chứng nhận chất lượng, doanh nghiệp sẽ được tư vấn và xây dựng quy trình phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất/dịch vụ của doanh nghiệp. Cơ bản quy trình cấp chứng nhận bao gồm 8 bước như sau:

Tư vấn

Quy trình tư vấn chứng nhận HACCP được thực hiện một cách khoa học, logic giúp doanh nghiệp nắm rõ các bước thực hiện HACCP để đạt được chứng nhận HACCP.

Bước 1: Đăng ký tư vấn HACCP

Đầu tiên, doanh nghiệp đăng ký tư vấn chứng nhận HACCP tại OMFOOD, sau đó cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh… Khi đã có đầy đủ thông tin, OMFOOD sẽ cùng doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

Căn cứ vào tình hình áp dụng HACCP cụ thể của doanh nghiệp, OMFOOD sẽ có đội ngũ chuyên gia đến đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá tài liệu

Khi đăng ký tư vấn HACCP, OMFOOD sẽ đưa ra danh sách các hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phục vụ cho quá trình đánh giá, thẩm xét hệ thống HACCP. Thông thường, thời gian đánh giá tài liệu, hồ sơ HACCP sẽ căn cứ vào quy mô cùng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Sẽ có những khoá đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ ở giai đoạn này.

Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

Đoàn chuyên gia đánh giá (Tổ chức chứng nhận) đến đánh giá thực tế tình hình áp dụng HACCP tại doanh nghiệp. Xem xét sự phù hợp giữa thực tế cùng những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp để khắc phục các sự không phù hợp trong hệ thống (nếu có).

Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ đánh giá

Theo các yêu cầu cần khắc phục của Tổ chức chứng nhận, OMFOOD sẽ kiểm tra lại tình trạng và thực hiện khắc phục. Sau đó, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận HACCP.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

Sau khi thẩm xét hồ sơ đánh giá, nếu kết quả là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận cùng dấu chứng nhận HACCP cho doanh nghiệp.

Khách hàng

Want Want Việt Nam

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thực phẩm không ngừng phát triển, việc đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp như Want Want Việt Nam, việc xây dựng lòng tin từ khách hàng thông qua hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuyên nghiệp là yếu tố quyết định đến thành công dài hạn. Đây cũng chính là lý do Want Want Việt Nam đã lựa chọn OMFOOD làm đối tác tư vấn và đồng hành trong việc áp dụng và đạt chứng nhận HACCP.

Trước khi hợp tác với OMFOOD, Want Want Việt Nam gặp phải những thách thức trong việc triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo chuẩn HACCP. Việc phân tích rủi ro, thiết lập các điểm kiểm soát quan trọng và đảm bảo toàn bộ quy trình sản xuất tuân thủ các quy định nghiêm ngặt là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao.

Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm, OMFOOD đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của Want Want Việt Nam và đưa ra lộ trình tư vấn chi tiết, bao gồm cụ thể:

- Phân tích hiện trạng: Đánh giá tổng thể hệ thống sản xuất, xác định các điểm rủi ro và đề xuất các cải tiến cần thiết.

- Xây dựng hệ thống HACCP: OMFOOD đã phối hợp chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật của Want Want Việt Nam để thiết lập quy trình phân tích mối nguy và xác định các điểm kiểm soát quan trọng trong sản xuất.

- Đào tạo nhân sự: Để đảm bảo hệ thống HACCP được áp dụng đúng cách và duy trì liên tục, OMFOOD đã tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ quản lý và nhân viên của Want Want Việt Nam.

- Hỗ trợ trong quá trình đánh giá và chứng nhận: OMFOOD đã đồng hành cùng Want Want Việt Nam trong suốt quá trình kiểm tra và đánh giá từ phía cơ quan chứng nhận, đảm bảo mọi yêu cầu đều được đáp ứng một cách tối ưu.

Sau quá trình tư vấn và hỗ trợ của OMFOOD, Want Want Việt Nam đã chính thức đạt chứng nhận HACCP – một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm. Thành công này không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của Want Want Việt Nam, mà còn gia tăng lòng tin từ phía người tiêu dùng, đồng thời mở ra cơ hội mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế.

Tài nguyên

Danh mục tài liệu HACCP

- Chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm

- Quy trình thu hồi sản phẩm

- Sổ tay HACCP

- Quy trình đánh giá nội bộ

- Kế hoạch HACCP

- Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp

- Quy trình kiểm soát tài liệu

- Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa

- Quy trình kiểm soát hồ sơ

- Quy trình mua hàng

- Quy trình đào tạo

- Trách nhiệm quyền hạng đội HACCP

- Quy trình kiểm soát thiết bị / thiết bị đo

- Các sơ đồ (công nghệ; cấp nước; thoát nước; động vật gây hại..)

- Quy trình xem xét hợp đồng

- Kế hoạch thẩm tra / thẩm định

- Quy trình nhận biết nguồn gốc sản phẩm

- Vệ sinh cá nhân

 

Danh mục tài liệu SSOP hỗ trợ HACCP

- Tài liệu về vệ sinh nhà xưởng - Phương tiện vệ sinh
- Tài liệu về vệ sinh bề mặt tiếp xúc - Kiểm soát động vật gây hại
- Ngăn ngừa nhiễm chéo - Kiểm soát chất thải
- Tài liệu về vệ sinh cá nhân - An toàn nước đá
- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn - Tài liệu về vệ sinh vật liệu bao gói
- Sử dụng bảo quản hoá chất phụ gia  

Danh mục tài liệu GMP trong HACCP

- Tiếp nhận nguyên liệu - Cấp đông
- Sơ chế - Dò kim loại
- Chế biến - Đóng gói
- Phân loại - Nhập kho

Những lưu ý khi xây dựng tài liệu HACCP

Để xây dựng tài liệu phù hợp với kế hoạch HACCP đòi hỏi rất nhiều yếu tố, cụ thể:

- Lãnh đạo và toàn bộ nhân viên hiểu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng như thế nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có sự đầu tư nguồn lực cho việc đánh giá, xây dựng kế hoạch, xây dựng hồ sơ, tài liệu, tổ chức áp dụng…
- Có khả năng triển khai một chương trình vệ sinh tiên quyết như SSOP (Quy phạm vệ sinh) hoặc GMP (Thực hành sản xuất tốt) tại cơ sở.
- Tổ chức đào tạo nhận thức chung về HACCP.
- Có khả năng văn bản hóa các quy trình và phương pháp sử dụng

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo