Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người, đặc biệt đối với trẻ em. Để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng, các tiêu chuẩn và quy định dành cho sữa và các sản phẩm từ sữa đã được xây dựng và triển khai trên toàn thế giới. Từ các yêu cầu về chất lượng nguyên liệu, quy trình sản xuất, đến việc ghi nhãn và kiểm soát tồn dư hóa chất, những tiêu chuẩn này đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo sản phẩm cuối cùng an toàn, chất lượng và phù hợp với quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn-Quy chuẩn

Tiêu chuẩn Việt Nam về sữa và các sản phẩm từ sữa

Chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN là điều kiện cơ bản để nhà sản xuất bán được sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Việt Nam. Chứng nhận hợp chuẩn không bắt buộc tuy nhiên tất cả các nhà sản xuất đều cần phải có căn cứ sản xuất sản phẩm, hàng hóa theo một tiêu chuẩn nào đó được phép sử dụng tại Việt Nam.

>>> Tham khảo TCVN 11216:2015 về sữa và sản phẩm sữa - Thuật ngữ và định nghĩa

Quy chuẩn kỹ thuật về sữa và các sản phẩm từ sữa

Chứng nhận hợp quy theo QCVN là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Việt Nam để hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trên thị trường. Đây là hồ sơ quan trọng khi doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy.

  • QCVN 5-1:2010/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng bao gồm sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc (sữa đặc), sữa cô đặc (sữa đặc) có bổ sung chất béo thực vật (Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng).
  • QCVN 5-2: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột (bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng).
  • QCVN 5-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat (có thể được sản xuất từ sữa tươi nguyên liệu, từ sữa đã qua xử lý nhiệt, từ whey đã qua xử lý nhiệt, từ sữa hoặc whey (sữa hoặc whey đã qua xử lý nhiệt) và từ các nguyên liệu phomat khác.
  • QCVN 5-4:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa, bao gồm các sản phẩm cream (ngoại trừ cream bột), bơ, dầu bơ, chất béo sữa và chất béo từ sữa dạng phết).
  • QCVN 5-5:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men.

Tiêu chuẩn quốc tế cho sữa và các sản phẩm từ sữa

1. Tiêu chuẩn Codex Alimentarius

Codex Alimentarius là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) phát triển. Codex cung cấp các tiêu chuẩn, hướng dẫn và quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, bao gồm cả sữa và các sản phẩm từ sữa.

Các tiêu chuẩn của Codex về sữa bao gồm quy định về giới hạn vi sinh vật, mức tồn dư của hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc thú y, hàm lượng dinh dưỡng, và yêu cầu về nhãn mác. Những quy định này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để thiết lập các luật và quy định quốc gia về thực phẩm.

2. ISO 22000 và HACCP trong ngành sữa

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kết hợp các nguyên tắc của HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) để kiểm soát các mối nguy trong sản xuất thực phẩm.

Trong ngành sữa, ISO 22000 yêu cầu xác định và kiểm soát các mối nguy từ nguồn nguyên liệu đến quá trình sản xuất và phân phối. Điều này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm sữa an toàn cho người tiêu dùng và tuân thủ các quy định pháp luật.

3. ISO/IEC 27001 trong ngành sữa

Rất nhiều người nghĩ ISO/IEC 27001 phù hợp với các công ty công nghệ, tài chính, bảo hiểm. Tuy nhiên trong ngành thực phẩm nói chung và ngành sữa nói riêng, ISO/IEC 27001 có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ được các công thức chế biến bí mật và các sáng chế, phát minh cho sản phẩm mới.

ISO/IEC 27001 cũng bảo vệ các thông tin nội bộ nghiêm ngặt như về nhân sự, bí mật kinh doanh...có thể giúp doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm trở thành nhà cung cấp nguyên liệu sữa và các sản phẩm từ sữa cho khách hàng/đối tác nhờ đã có một hệ thống quản lý an toàn thông tin hiệu quả.

4. GMP thực phẩm

GMP (Good Manufacturing Practices) là hệ thống các nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm. Trong ngành thực phẩm, GMP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất an toàn và phù hợp với quy định.

Đối với sản phẩm sữa đăng kí là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhà máy sản xuất sữa cần tuân thủ tiêu chuẩn HS GMP do cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế cấp.

Tiêu chuẩn và quy định dành cho sữa và các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và duy trì sự phát triển bền vững của ngành. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng về yêu cầu của người tiêu dùng, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quy định địa phương là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa. Những thách thức liên quan đến an toàn thực phẩm, bền vững và công nghệ đòi hỏi ngành sữa phải liên tục cải tiến và nâng cao năng lực quản lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tiêu chuẩn và quy định không chỉ là nền tảng pháp lý mà còn là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin và bảo vệ uy tín của các sản phẩm sữa trên thị trường quốc tế.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo