Đăng ký chứng nhận FDA

Dịch vụ thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận FDA

DỊCH VỤ HỒ SƠ, THỦ TỤC, ĐĂNG KÍ CHỨNG NHẬN FDA - XUẤT KHẨU THỊ TRƯỜNG MỸ

  • Đảm bảo hàng hóa thông quan và được tiêu thụ tại Mỹ
  • Đúng theo quy định tại Việt Nam và theo yêu cầu quốc tế
  • Đảm bảo hồ sơ: báo cáo, giấy phép, phiếu kiểm nghiệm, chứng nhận...theo yêu cầu
  • Tư vấn đáp ứng các quy định của FDA về thực phẩm, bao bì, nhãn mác
  • Kê khai thông tin đăng ký FDA chính xác, đầy đủ, tránh mất thời gian, chi phí
  • Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ, sáng chế
  • Đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm
  • Hỗ trợ 24/7

Tổng quan

FDA (Food and Drug Administration) là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, một cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Hoa Kỳ. FDA chịu trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua việc kiểm soát và giám sát an toàn thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm và các sản phẩm sinh học.

Các sản phẩm nằm trong quy định nếu không có chứng nhận FDA sẽ không được phép lưu thông và tiêu thụ tại thị trường Mỹ. 

Mã số FDA

Mã số FDA là một dãy số FDA Hoa Kỳ cấp cho doanh nghiệp sau khi thực hiện đăng ký FDA thành công. Mỗi một ngành hàng sẽ có một mã số FDA tương ứng. Ví dụ doanh nghiệp thực phẩm được quy định mã số là FFR; doanh nghiệp mỹ phẩm sẽ là mã số FEI...

Mã số FDA được sử dụng xuất trình với hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Sản phẩm được phép lưu hành và tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Mã số này là quá trình xác nhận rằng một sản phẩm hoặc cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về an toàn, chất lượng và hiệu quả theo quy định của FDA.

Sản phẩm được "FDA chấp thuận" hoặc cơ sở "tuân thủ quy định FDA" có nghĩa là sản phẩm hoặc cơ sở đó đã vượt qua các tiêu chuẩn kiểm tra của FDA và có thể được phân phối tại thị trường Hoa Kỳ.

Chứng nhận FDA

Chứng nhận FDA không phải do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp (FDA chỉ cấp mã số FDA cho ngành hàng đã đăng ký thành công). Giấy chứng nhận FDA được cấp cho doanh nghiệp sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký FDA cho doanh nghiệp cấp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quảng bá hình ảnh thương hiệu và sử dụng làm tài liệu để truyền thông và quảng cáo (trưng bày, niêm yết trên các công cụ thông tin đại chúng).

Mặc dù thuật ngữ "chứng nhận FDA" thường được sử dụng phổ biến, cần lưu ý rằng FDA chủ yếu phê duyệt hoặc đăng ký sản phẩm thay vì cấp chứng nhận theo cách truyền thống như một số tổ chức khác.

Đối tượng

Những sản phẩm cần có chứng nhận FDA 

Có 08 nhóm chính các cơ sở cần chú ý đăng ký chứng nhận FDA để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được, trong đó thực phẩm sẽ gồm có:

  • Thực phẩm bổ sung
  • Nước đóng chai
  • Phụ gia thực phẩm
  • Sữa công thức cho trẻ sơ sinh
  • Thực phẩm khác

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm nào đi Mỹ thì bắt buộc phải xin chứng nhận FDA cho sản phẩm đó. Xuất khẩu bao nhiêu sản phẩm sẽ cần bấy nhiêu chứng nhận FDA tương ứng, không được gộp chung các sản phẩm với nhau.

Lợi ích

Tại sao cần đăng ký chứng nhận FDA?

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 97 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 27,3% tổng xuất khẩu của cả nước. Mỹ luôn là thị trường chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên để sản phẩm có thể xuất khẩu và tiêu thụ được tại Mỹ sẽ cần phải đăng ký chứng nhận FDA. Đây là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Mỹ.

  • Hàng hóa khi thực hiện thủ tục xuất khẩu sẽ cần trình chứng nhận FDA để được thông quan
  • Sản phẩm được phép vào thị trường và tiêu thụ tại Mỹ
  • Đảm bảo sản phẩm đã trải qua kiểm tra và thử nghiệm cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.
  • Là dấu hiệu của chất lượng và an toàn. Người tiêu dùng, đối tác kinh doanh và nhà phân phối thường ưu tiên các sản phẩm có chứng nhận này.
  • Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Tránh giảm thu hồi sản phẩm, cấm vận, phạt tiền hoặc các hành động pháp lý khác. 

Lưu ý: Khi làm thủ tục thông quan, nếu không có chứng nhận FDA đối với nhóm sản phẩm đã được quy định ở trên, sản phẩm sẽ bị hải quan Mỹ trả về, không cho phép nhập khẩu vào Mỹ.

Quy trình

Quy trình đăng ký chứng nhận FDA cho thực phẩm

Tùy từng loại sản phẩm cơ sở đang sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ. Quy trình đăng ký chứng nhận FDA có thể khác nhau tùy theo loại sản phẩm (thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung...).

Thực hiện theo các bước sau để đảm bảo thành công đăng ký chứng nhận FDA:

Việc đăng ký với FDA không phải là một quy trình khó khăn nếu bạn nắm rõ các bước cần thiết và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định liên quan. Tuy nhiên hồ sơ để đăng kí FDA có thể sẽ khiến bạn mất thời gian nếu chưa hiểu rõ doanh nghiệp mình cần chuẩn bị những giấy phép, chứng nhận liên quan gì, cũng như áp dụng tiêu chuẩn gì phù hợp để hồ sơ không bị trả lại.

Liên hệ OMFOOD để được hỗ trợ ngay.

Dịch vụ

Dịch vụ hồ sơ, thủ tục, đăng ký chứng nhận FDA

OMFOOD cung cấp trọn gói hỗ trợ hoàn thành hồ sơ, thủ tục, đăng ký chứng nhận FDA để giúp doanh nghiệp có đầy đủ pháp lý thông quan, tiêu thụ được hàng hóa tại Mỹ. Dưới đây là quy trình cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng:

1. Đăng ký với OMFOOD

2. Kiểm tra và tư vấn hồ sơ cho khách hàng

3. Cấp chứng nhận cần thiết về an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP, GMP)

4. Tư vấn quy định ghi nhãn của FDA (FDA bắt buộc các cơ sở thực phẩm phải tuân thủ quy định ghi nhãn của FDA. Nếu thực hiện không đúng theo quy định ghi nhãn, doanh nghiệp có thể bị lưu giữ, thu hồi hàng hoá và phải chi trả tất cả các chi phí)

5. Thay doanh nghiệp đăng ký/gia hạn chứng nhận FDA cho doanh nghiệp

6. Cung cấp mã FDA thực phẩm 

Tại sao nên lựa chọn OMFOOD?

  • Am hiểu sâu sắc về hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký chứng nhận FDA;
  • Tư vấn về các tiêu chuẩn, quy định doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của FDA;
  • Tư vấn quy định của FDA cho các vật liệu và vật phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như bao bì, hộp đựng, dụng cụ nhà bếp…thuộc đối tượng có thể gây ra tác dụng kỹ thuật/biến đổi chất (technical effect) đối với thực phẩm;
  • Tư vấn mã số FCE và SID khi doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp thuộc thực phẩm axit hóa (acidified food) hoặc axit thấp (low acid canned food);
  • Tư vấn các quy định doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ theo FSMA (Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ);
  • Đồng hành trong kì giám sát kiểm tra của FDA (nếu có).

 

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo