ISO 14001 - Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Cho Ngành Thực Phẩm

ISO 14001 - Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Cho Ngành Thực Phẩm

Chứng Nhận ISO 14001 - Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Dành Cho Ngành Thực Phẩm


- Thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp đến môi trường
- Tiết kiệm nguyên liệu đầu vào
- Gia tăng lợi thế cạnh tranh
- Khả năng tiếp cận khách hàng, đối tác và thị trường mới
- Cải thiện danh tiếng và sự hài lòng của khách hàng
- Cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý

Tổng quan

Vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP) và bảo vệ môi trường (BVMT) là hai hoạt động gắn kết, hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng sống của con người. Hầu hết các vấn đề về VSATTP đều có nguyên nhân gián tiếp hoặc trực tiếp từ môi trường bị ô nhiễm như không khí, đất, nước... Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về an toàn thực phẩm, ngược lại, môi trường sẽ phải gánh chịu hậu quả do yếu tố mất an toàn thực phẩm mang lại.

ISO 14001 là gì?

ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý môi trường nhằm giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường của doanh nghiệp mình. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường.

Áp dụng ISO 14001:2015 Hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả việc sử dụng nguyên vật liệu và kiểm soát tốt các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực không mong muốn đến môi trường và nhờ đó nâng cao chất lượng môi trường trong sản xuất, chế biến thực phẩm, cũng như góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái nói chung. Một doanh nghiệp hoạt động đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, ngoài lợi ích kinh tế đạt được, còn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu ở các nước phát triển.

Tại sao doanh nghiệp cần có chứng nhận ISO 14001?

Yêu cầu pháp lý

- Tuân thủ các quy định về môi trường: Ngành sản xuất thực phẩm thường phải đối mặt với nhiều quy định nghiêm ngặt liên quan đến môi trường, từ xử lý chất thải, quản lý nước thải đến kiểm soát ô nhiễm không khí. Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý này, tránh các rủi ro pháp lý và các khoản phạt có thể xảy ra.
- Giảm thiểu tác động môi trường: ISO 14001 yêu cầu doanh nghiệp thiết lập các quy trình kiểm soát và giảm thiểu tác động môi trường, từ đó giảm thiểu nguy cơ vi phạm pháp luật về môi trường.

Yêu cầu từ khách hàng, đối tác, thị trường

- Nâng cao uy tín và cạnh tranh: Ngày nay, khách hàng và đối tác ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường và bền vững. Doanh nghiệp trong ngành thực phẩm áp dụng ISO 14001 sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu này, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Nhiều khách hàng quốc tế và các chuỗi cung ứng yêu cầu nhà cung cấp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý môi trường. ISO 14001 giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu này, mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác lớn và tiếp cận các thị trường quốc tế.

Yêu cầu từ nội bộ doanh nghiệp

- Cải thiện hiệu quả hoạt động: Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí vận hành. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Tạo môi trường làm việc an toàn: Một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả góp phần tạo ra môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến ô nhiễm hoặc tai nạn lao động, từ đó nâng cao sự hài lòng và hiệu suất làm việc của nhân viên.

Lợi ích

Nâng cao uy tín và thương hiệu

Việc đạt chứng nhận ISO 14001 giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín vững chắc trong mắt khách hàng và đối tác, khẳng định cam kết của mình đối với bảo vệ môi trường.

Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cường lợi nhuận.

Giảm thiểu rủi ro môi trường

ISO 14001 cung cấp một khuôn khổ quản lý các tác động môi trường, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ vi phạm quy định pháp lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Cải thiện quan hệ cộng đồng

Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 14001 thường được cộng đồng địa phương và các bên liên quan đánh giá cao hơn vì đã góp phần bảo vệ môi trường sống.

Thuận lợi trong xuất khẩu

Nhiều thị trường quốc tế yêu cầu các nhà cung cấp phải có chứng nhận ISO 14001. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế hơn.

Nâng cao năng lực quản lý

Việc triển khai ISO 14001 giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao khả năng giám sát và cải tiến liên tục trong các hoạt động sản xuất và vận hành.

Quy trình chứng nhận

Yêu cầu pháp luật

- Giấy đăng ký kinh doanh đúng phạm vi đăng ký lĩnh vực hoạt động
- Hồ sơ pháp lý về môi trường 
- Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, nguy hại, phế liệu, nước thải (nếu có)
- Hồ sơ phê duyệt PCCC (thẩm duyệt PCCC)

Yêu cầu nội bộ tổ chức 

1. Sơ đồ tổ chức, mối tương tác giữa các quá trình trong hệ thống
2. Ban hành và áp dụng:
- Các chính sách mục tiêu môi trường
- Quy trình sản xuất/Dịch vụ
- Quy trình xác định các khía cạnh môi trường
- Quy trình xác định nghĩa vụ cần tuân thủ
- Quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Quy trình đánh giá nội bộ
- Quy trình xem xét của lãnh đạo
3. Hình ảnh, video: sơ đồ nhà máy, nơi bố trí các vị trí xử lý chất thải, PCCC, hình ảnh bảng biển công ty

Quy trình cung cấp dịch vụ

Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề cần cấp giấy chứng nhận chất lượng, doanh nghiệp sẽ được tư vấn và xây dựng quy trình phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất/dịch vụ của doanh nghiệp. Cơ bản quy trình cấp chứng nhận ISO 14001 bao gồm 8 bước như sau:

Bước 1 - Đăng ký chứng nhận
Bước 2 - Xem xét hợp đồng, tạm ứng lần 1 và chuẩn bị đánh giá
Bước 3 - Đánh giá giai đoạn 1 (Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống cho cuộc đánh giá chứng nhận)
Bước 4 - Đánh giá giai đoạn 2 (Đánh giá chứng nhận)
Bước 5 - Thẩm xét hồ sơ
Bước 6 - Cấp giấy chứng nhận (có hiệu lực 03 năm)
Bước 7 - Đánh giá giám sát định kỳ (Không quá 12 tháng/lần)
Bước 8 - Đánh giá chứng nhận lại (2 tháng trước khi hết hiệu lực)

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo