Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

DỊCH VỤ TƯ VẤN HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

  • Tư vấn mọi vấn đề pháp lý khách hàng cần nắm rõ
  • Hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật
  • Hỗ trợ nộp hồ sơ, thực hiện mọi thủ tục 
  • Xử lý các tình huống phát sinh, hoàn thiện lại hồ sơ (nếu cần chỉnh sửa)
  • Hỗ trợ gia hạn, tư vấn cập nhật các quy định thay đổi
  • Thực hiện hồ sơ trực tiếp, tránh mất thời gian
  • Trọn gói đào tạo ATTP, công bố sản phẩm, chứng nhận nhãn hiệu, mã số mã vạch
  • Tránh giảm các cuộc đánh giá kiểm tra thường xuyên từ các cơ quan có thẩm quyền
  • Tránh giảm được các án phạt và thu hồi, tiêu hủy sản phẩm
  • Lợi thế khi cạnh tranh, tạo dựng uy tín trên thị trường
  • Hỗ trợ 24/7

Tổng quan

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bao gồm sản xuất, chế biến, kinh doanh. Chứng nhận sẽ có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận sẽ không cố định mà tùy theo sản phẩm và quy mô của cơ sở kinh doanh sản xuất, sẽ có cơ quan quản lý thực hiện cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu cơ sở đã có các chứng nhận sau sẽ không cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm vì các chứng nhận này có giá trị tương đương:

Tại sao cần chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm?

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Dưới đây là những lý do tại sao cơ sở cần có chứng nhận này.

 Đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật

Nếu không có chứng nhận này, cơ sở sẽ không được phép kinh doanh/sản xuất để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

2. Tránh được rủi ro về án phạt

Không tuân thủ và không có chứng nhận sẽ gây ra nhiều rủi ro, trong đó có các hình phạt pháp lý từ phạt tiền vi phạm hành chính đến nặng hơn là phải đóng cửa cơ sở hoặc thu hồi sản phẩm. Cơ sở cũng có thể sẽ bị nêu tên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng.

Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP).

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng giúp xác định và kiểm soát các nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm, từ đó giảm thiểu các rủi ro về tài chính, pháp lý và uy tín liên quan đến các sự cố về an toàn thực phẩm.

3. Tránh giảm các cuộc kiểm tra đánh giá từ cơ quan có thẩm quyền

Chứng nhận cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm soát và giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Khi cơ sở đã được chứng nhận sẽ tránh giảm được các cuộc đánh giá kiểm tra thường xuyên.

4. Lợi thế xuất khẩu

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước đáp ứng các tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra, đây là tiền đề để cơ sở phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế khác, từ đó hỗ trợ cho việc xuất khẩu sản phẩm, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ của sản phẩm.

 

Đối tượng

Đối tượng xin cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở dưới đây:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thực phẩm ăn liền, thực phẩm nấu chín, nhà hàng, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin và nhà hàng, bếp ăn tập thể.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm là thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, bảo quản, vận chuyển hoặc kinh doanh thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ.

 

Lợi ích

Lợi ích khi có Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài là yêu cầu bắt buộc do nhà nước quy định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn mang lại nhiều lợi ích toàn diện cho các bên liên quan, từ cơ sở sản xuất, người tiêu dùng, cơ quan quản lý đến toàn xã hội, góp phần xây dựng một môi trường an toàn và phát triển bền vững.

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng
  • Tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là khi cung cấp sản phẩm cho các chuỗi siêu thị lớn hoặc xuất khẩu
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý, nguy cơ bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất
  • Cơ hội mở rộng thị trường, cơ sở dần đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn an toàn cao cả trong nước lẫn quốc tế.

2. Đối với người tiêu dùng

  • Đảm bảo an toàn sức khỏe, các sản phẩm đã qua kiểm tra và đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm.
  • Nâng cao quyền lợi người tiêu dùng, dễ dàng lựa chọn những sản phẩm đã được chứng nhận, đảm bảo an toàn sức khỏe.

3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

  • Quản lý và giám sát hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, giảm gánh nặng quản lý và kiểm tra.
  • Ngăn ngừa và xử lý vi phạm, nhanh chóng phát hiện và xử lý những cơ sở vi phạm, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm trên diện rộng, tạo ra một môi trường kinh doanh thực phẩm lành mạnh và an toàn.

4. Đối với xã hội

  • Giảm thiểu các nguy cơ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn.
  • Thúc đẩy nhận thức về an toàn thực phẩm trong xã hội, giúp mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc chọn lựa sản phẩm có chứng nhận.

Hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có những giấy tờ sau:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Đối với công ty/doanh nghiệp:

  • Chi cục ATVSTP thành phố/tỉnh
  • Sở công thương thành phố/tỉnh
  • Chi cục nông lâm sản và thủy sản thành phố/tỉnh

2. Đối với Hộ kinh doanh gia đình/Hộ kinh doanh cá thể

  • UBND cấp quận/huyện

Quy trình

Quy trình cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở cần thực hiện theo các bước như sau để đảm bảo hồ sơ được thuận lợi xem xét thông qua và được cấp giấy phép trong thời gian quy định, đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất của cơ sở. Đây cũng là các bước OMFOOD sẽ hỗ trợ đồng hành cùng khách hàng trong suốt thời gian thực hiện hoạt động xin cấp phép.

Bước Nội dung thực hiện
1

Đăng ký dịch vụ

- Cơ sở đăng ký dịch vụ với OMFOOD, chúng tối sẽ tư vấn bước đầu về cơ sở pháp lý và các quy định hiện hành để cơ sở nắm rõ thông tin. 

- Đối với những cơ sở chưa có giấy phép kinh doanh, OMFOOD sẽ tư vấn thành lập hình thức nào phù hợp nhất với điều kiện thực tế của cơ sở (công ty hoặc hộ kinh doanh).

2

Khảo sát bước đầu

OMFOOD sẽ thực hiện khảo sát trực tiếp tại cơ sở để đánh giá toàn thể về cơ sở vật chất, thiết bị, hoạt động, quy trình kinh doanh sản xuất của cơ sở để làm căn cứ hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ

3

Chuẩn bị hồ sơ

- Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ

- Hỗ trợ xây dựng quy trình, lên thiết kế sắp xếp vị trí bố cục, vị trí tại nơi sản xuất và khu vực xunh quanh

- Tư vấn ghi nhãn, mã số mã vạch, chứng nhận nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ

- Đào tạo tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm 

- Hoàn thiện các hồ sơ khác theo yêu cầu của quy định

4

Nộp hồ sơ

- Thay mặt cơ sở nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, tùy loại hình hoạt động là công ty hay hộ kinh doanh mà nộp tại cơ quan khác nhau.

- Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

5

Kiểm tra, đánh giá tại cơ sở

OMFOOD đồng hành cùng cơ sở trong thời gian đoàn đánh giá của cơ quan có thẩm quyền xuống kiểm tra cơ sở

6

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

OMFOOD đồng hành cùng khách hàng đến khi nhận được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

7

Tư vấn sau khi nhận Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

- Hỗ trợ thực hiện công bố sản phẩm (để hàng hóa được lưu thành trên thị trường)

- Đăng ký chứng nhận nhãn hiệu, đăng ký mã số mã vạch

- Hỗ trợ ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ

- Thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu

- Hướng dẫn quảng cáo sản phẩm theo quy định

- Đăng ký các chứng nhận khác để xuất khẩu và mở rộng thị trường (ISO 22000, HACCP, GMP, BRC...)

 

Chi phí

Chi phí đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Chi phí này sẽ không có mức giá cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những phần cần chuẩn bị cơ sở tham khảo về chi phí Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

  1. Quy mô và loại hình hoạt động của cơ sở
  2. Điều kiện hiện tại của cơ sở, yêu cầu cụ thể mà cơ quan quản lý đưa ra.
  3. Chi phí thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở. 
  4. Chi phí đào tạo nhân viên về thực hành vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  5. Phí xin cấp giấy chứng nhận
  6. Chi phí duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (đánh giá thường niên không quá 12 tháng/lần).
  7. Chi phí gia hạn giấy chứng nhận sau khi hết hạn (3 năm).

Tùy vào quy định của từng địa phương và loại hình hoạt động, tổng chi phí có thể dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Việc đầu tư vào quá trình này không chỉ giúp cơ sở tuân thủ pháp luật mà còn tạo dựng lòng tin với khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Dịch vụ

Dịch vụ cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

OMFOOD cung cấp dịch vụ xin cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để hỗ trợ cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm có đầy đủ cơ sở pháp lý theo đúng quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, giúp hàng hóa được thuận lợi lưu thông và tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Để OMFOOD sớm hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu trong kinh doanh, hãy liên hệ ngay để gặp chuyên gia tư vấn.

FAQ câu hỏi thường gặp

Cơ sở phải có giấy phép đăng ký kinh doanh và đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thực hành vệ sinh cũng như hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận có hiệu lực trong 3 năm. Cơ sở cần gia hạn trước khi hết hạn.
Có, giấy chứng nhận có thể bị thu hồi nếu cơ sở không duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Các đoàn đánh giá có thể đến đột xuất để kiểm tra cơ sở của bạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không cần đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Không cố định về địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố, thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm nhỏ lẻ;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu, dụng cụ bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Cơ sở đã có chứng nhận: ISO 22000, GMP, HACCP, FSSC 22000, IFS, BRC...
Liên hệ OMFOOD để được tư vấn cụ thể hơn.
Cơ sở nên đảm bảo đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn yêu cầu, thực hiện kiểm tra nội bộ và đào tạo nhân viên về thực hành vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo