ISO/IEC 27001 - Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Trong Ngành Thực Phẩm

ISO/IEC 27001 - Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Trong Ngành Thực Phẩm

Chứng Nhận ISO/IEC 27001 - Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thông Tin Trong Ngành Thực Phẩm

- Minh chứng cho việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và khách hàng
- Tránh các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn
- Giảm thiểu rủi ro và chi phí
- Tăng cường uy tín và lòng tin

Tổng quan

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 là một hệ thống quản lý an ninh thông tin toàn diện, cung cấp các phương pháp và quy trình để bảo vệ thông tin quan trọng khỏi các mối đe dọa như mất mát, rò rỉ hay truy cập trái phép. Tiêu chuẩn này yêu cầu các tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục một hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS) nhằm đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho dữ liệu.

Trong ngành thực phẩm, việc áp dụng ISO/IEC 27001 trở nên cực kỳ quan trọng vì ngành này thường xử lý thông tin nhạy cảm liên quan đến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và dữ liệu khách hàng. Bằng cách triển khai tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp thực phẩm có thể đảm bảo rằng thông tin liên quan đến công thức chế biến, nguồn cung cấp nguyên liệu và thông tin khách hàng được bảo vệ an toàn khỏi các mối đe dọa bên ngoài cũng như bên trong. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tính toàn vẹn của sản phẩm mà còn nâng cao niềm tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan vào cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin.

Lợi ích

Lượng thông tin cần được lưu trữ ngày càng lớn, việc khai thác thông tin để sử dụng ngày càng nhiều đòi hỏi doanh nghiệp, tổ chức triển khai phải lựa chọn cho mình một giải pháp hiệu quả để bảo vệ "tài sản" thông tin của mình. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001 và thụ hưởng các lợi ích của ISO 27001 trong quản trị thông tin là một giải pháp tối ưu nhất.

- Xét theo cấp độ tổ chức: Chứng nhận này là sự cam kết của doanh nghiệp về việc đảm bảo an toàn về các thông tin của khách hàng. Điều này cũng minh chứng cho sự cố gắng, cần cù của đội ngũ lãnh đạo.
- Xét theo cấp độ pháp luật: ISO/IEC 27001 chứng minh cho các nhà chức trách thấy rằng doanh nghiệp đã và đang nỗ lực thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
- Xét trên cấp độ điều hành: Tiêu chuẩn này mang đến tính hiệu quả trong quản lý rủi ro. Chúng mang đến những thông tin, hiểu biết sâu hơn về hệ thống thông tin doanh nghiệp. Cụ thể là tìm ra những điểm yếu, hạn chế của hệ thống và đưa ra biện pháp bảo vệ.
- Xét trên cấp độ thương mại: Nhờ có ISO/IEC 27001, các thành viên trong công ty, đối tác, khách hàng sẽ vững tin hơn khi nhận thấy tiềm năng và sự chuyên nghiệp của tổ chức trong hoạt động bảo vệ thông tin. Từ đó, khách hàng và đối tác sẽ có sự tín nhiệm hơn đối với doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và hợp tác, mở rộng mối quan hệ.
- Xét trên cấp độ tài chính: Tuy phải bỏ chi phí vận hành và thực hiện quản lý an toàn thông tin nhưng ISO/IEC 27001 sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những chi phí xử lý, khắc phục những lỗ hỏng an ninh khi có sự cố xảy ra.
- Xét trên góc độ con người: Từ ban lãnh đạo đến nhân viên sẽ nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin. Từ đó họ cũng ý thức được trách nhiệm của bản thân trong tổ chức.

Quy trình chứng nhận

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đạt chứng nhận ISO/IEC 27001?

- Hồ sơ pháp lý (đăng ký kinh doanh, hồ sơ khác theo yêu cầu từng lĩnh vực)
- Xây dựng hệ thống an toàn thông tin (quy trình, tài liệu, hồ sơ...)
- Đào tạo nhận thức và kiến thức cho toàn bộ nhân viên
- Triển khai hệ thống an toàn thông tin trong toàn doanh nghiệp
- Đánh giá nội bộ và cải tiến

Quy trình cung cấp dịch vụ

Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề cần cấp giấy chứng nhận chất lượng, doanh nghiệp sẽ được tư vấn và xây dựng quy trình phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất/dịch vụ của doanh nghiệp. Cơ bản quy trình cấp chứng nhận ISO/IEC 27001 bao gồm 8 bước như sau:

Bước 1 - Đăng ký chứng nhận
Bước 2 - Xem xét hợp đồng, tạm ứng lần 1 và chuẩn bị đánh giá
Bước 3 - Đánh giá giai đoạn 1 (Đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống cho cuộc đánh giá chứng nhận)
Bước 4 - Đánh giá giai đoạn 2 (Đánh giá chứng nhận)
Bước 5 - Thẩm xét hồ sơ
Bước 6 - Cấp giấy chứng nhận (có hiệu lực 03 năm)
Bước 7 - Đánh giá giám sát định kỳ (Không quá 12 tháng/lần)
Bước 8 - Đánh giá chứng nhận lại (2 tháng trước khi hết hiệu lực)

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo