GMP FOOD - Tiêu Chuẩn Thực Hành Sản Xuất Tốt Ngành Thực Phẩm

GMP FOOD - Tiêu Chuẩn Thực Hành Sản Xuất Tốt Ngành Thực Phẩm

GMP - Tiêu Chuẩn Thực Hành Sản Xuất Tốt

- Đáp ứng yêu cầu pháp lý để cấp phép sản xuất và kinh doanh thực phẩm & đồ uống, thực phẩm chức năng...
- Chứng minh năng lực và uy tín của doanh nghiệp.
- Đảm bảo các sản phẩm được sản xuất đồng nhất về chất lượng và an toàn.

Tổng quan

GMP (Good Manufacturing Practices) - Thực hành sản xuất tốt là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng. Chứng nhận GMP thực phẩm giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng, giúp sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP thực phẩm là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. GMP thực phẩm đưa ra các yêu cầu về:

- Nhà xưởng và trang thiết bị: khu vực nhà xưởng, khu vực chế biến, xử lý thực phẩm, phương tiện vệ sinh, phương tiện chiếu sáng, thông gió, thiết bị và dụng cụ, hệ thống an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

- Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, làm vệ sinh nhà xưởng, xử lý chất thải, bảo quản hóa chất nguy hại, đồ dùng cá nhân.

- Kiểm soát quá trình chế biến: đối với nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất.

- Kiểm soát về con người: yêu cầu về sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân, giáo dục, kiểm soát.

GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

Lợi ích

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn GMP thực phẩm sẽ cải thiện được toàn diện điều kiện vệ sinh an toàn của cơ sở sản xuất cũng như các hoạt động sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó các lợi ích theo sau mà GMP thực phẩm đem lại là:

- Đáp ứng các yêu về mặt pháp lý, luật định: Nghị định 15/2018/NĐ-CP - Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, kể từ ngày 01/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có giấy chứng nhận GMP để được sản xuất.
- Đáp ứng yêu cầu về thực hành sản xuất tốt: Tiêu chuẩn hóa điều kiện vệ sinh và hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, con người, sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sự an toàn cho khách hàng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO 22000.
- Giảm phần lớn nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng.
- Hạn chế lãng phí trong sản xuất, tiết kiệm chi phí hoạt động
- Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
- Chứng minh doanh nghiệp là một đơn vị uy tín, đáng tin cậy, cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường
- Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
- Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của ngành công nghiệp thực phẩm

Như vậy, tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP thực phẩm giúp cho sản phẩm đảm bảo chất lượng giúp cho sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

Quy trình chứng nhận

- Tìm hiểu kỹ về phạm vi áp dụng và Tiêu chuẩn GMP
- Tìm hiểu pháp luật địa phương và yêu cầu liên quan đến GMP
- Chuẩn bị quy trình, hồ sơ, tài liệu GMP theo Tiêu chuẩn GMP và thực hiện nghiêm túc
- Kiểm tra tình hình thực hiện theo định kỳ và cải thiện kịp thời tất cả các vấn đề không tuân thủ
- Đăng ký chứng nhận GMP và đáp ứng các yêu cầu trong quá trình đánh giá chính thức
- Cố gắng duy trì sự tuân thủ trong thời gian chứng chỉ có hiệu lực và cả thời gian sau đó

Mẫu giấy chứng nhận

Trên giấy chứng nhận GMP hiển thị các thông tin sau:
- Tên: Giấy chứng nhận
- Thông tin của doanh nghiệp được cấp chứng nhận (bao gồm: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế)
- Tên của tiêu chuẩn chứng nhận (cụ thể là Good Manufacturing Practice)
- Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp)
- Mã số chứng nhận
- Ngày cấp chứng nhận – Ngày hết hạn
- Dấu hiệu chứng nhận
- Chữ ký và tên của đại diện đơn vị cấp chứng chỉ GMP
- Thông tin của tổ chức cấp chứng chỉ GMP (gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, website)
- Các thông tin cần thiết khác

Giấy chứng nhận GMP sẽ có hiệu lực trong vòng 03 năm và thời hạn đánh giá giám sát là 12 tháng/lần.

Quy trình cung cấp dịch vụ

Để đạt được chứng nhận GMP FOOD, doanh nghiệp phải thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo áp dụng tiêu chuẩn GMP
- Bước 2: Đào tạo nhận thức GMP, tìm hiểu nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn
- Bước 3: Xây dựng các quy trình, hồ sơ, tài liệu GMP cần thiết
- Bước 4: Áp dụng tiêu chuẩn vào thực tế tại từng bộ phận
- Bước 5: Đánh giá nội bộ để kiểm tra mức độ tuân thủ tiêu chuẩn
- Bước 6: Đăng ký đánh giá chứng nhận và nhận chứng chỉ GMP bởi một tổ chức chứng nhận.

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia