Kiểm nghiệm

Dịch vụ kiểm nghiệm, công bố sản phẩm

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM - CÔNG BỐ SẢN PHẨM, XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

  • Kiểm nghiệm sản phẩm toàn quốc
  • Xây dựng chỉ tiêu theo quy định hiện hành
  • Phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025:2017
  • Lấy mẫu tận nơi
  • Trả kết quả đảm bảo thời gian khách hàng
  • Đảm bảo hồ sơ công bố sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa
  • Đảm bảo sản phẩm được lưu thông trên thị trường
  • Hồ sơ xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Đánh giá chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, nguyên liệu đầu vào
  • Tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thế mạnh cạnh tranh
  • Hỗ trợ 24/7

Tổng quan

Kiểm nghiệm sản phẩm (xét nghiệm sản phẩm) là hoạt động đưa ra các chỉ tiêu để tiến hành thử nghiệm (xét nghiệm) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do nhà nước đặt ra hoặc theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Kiểm nghiệm thường chỉ có hạn trong thời gian 01 năm. Kiểm nghiệm là yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh, sản xuất thực phẩm để thực hiện công bố sản phẩm; xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; xin cấp các chứng nhận khác như: ISO hệ thống quản lý; chứng nhận mỗi xã một sản phẩm OCOP...

Tại sao phải kiểm nghiệm sản phẩm?

Kiểm nghiệm sản phẩm là bước đầu tiên quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp có thể thuận lợi lưu thông trên thị trường và có thể tiêu thụ được trong các chuỗi cửa hàng, siêu thị, thậm chí xuất khẩu. Ngoài việc là yêu cầu bắt buộc, kiểm nghiệm sản phẩm cũng mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh doanh và hình ảnh cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do chính doanh nghiệp phải kiểm nghiệm sản phẩm:

1. Kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu quy định hiện hành

Khi kiểm nghiệm sản phẩm sẽ có tiêu chí riêng biệt cho từng ngành hàng và loại sản phẩm. Những tiêu chí này được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các bộ ngành liên quan tại Việt Nam ban hành. Theo quy định hiện hành yêu cầu, kiểm nghiệm sản phẩm sẽ phải thực hiện dưa trên những tiêu chí này, đạt chỉ số ở mức độ an toàn theo quy định.

2. Kiểm nghiệm để xin cấp nhiều loại giấy phép liên quan

Phiếu kiểm nghiệm là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin cấp phép nhiều loại chứng nhận liên quan mà nếu không có những chứng nhận này, doanh nghiệp không thể kinh doanh hoặc sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

- Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

- Công bố sản phẩm

- Chứng nhận OCOP (Mỗi xã một sản phẩm)

- Chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; chứng nhận HACCP; chứng nhận GMP...

3. Kiểm nghiệm giúp phát triển sản phẩm

Mỗi một sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu kiểm nghiệm riêng biệt. Trong trường hợp kiểm nghiệm không đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu, doanh nghiệp nhanh chóng nhận biết được và sẽ có sự điều chỉnh về sản phẩm như: nguồn nguyên liệu; thành phần; phụ gia...

Các chỉ tiêu chưa đạt có thể gợi ý hoặc chỉ ra bộ phận hoặc quy trình nào đó của doanh nghiệp chưa đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đang có vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra để giải quyết và phòng ngừa vấn đề đó.

4. Kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu kiểm nghiệm được đưa ra theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật giúp xác định rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, đảm bảo rằng chúng không gây hại cho người tiêu dùng và chính nhân viên trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

5. Kiểm nghiệm giảm rủi ro phải thu hồi, tiêu hủy sản phẩm

Báo cáo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm sẽ giúp ngăn ngừa việc đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt chuẩn, từ đó giảm thiểu nguy cơ phải thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm số lượng lớn và tránh các thiệt hại về chi phí và pháp lý liên quan.

6. Kiểm nghiệm có thể giúp giảm chi phí và tăng hiệu suất

Báo cáo kết quả kiểm nghiệm với những thông tin, chỉ số sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra vấn đề và có thể điều chỉnh và cải tiến quy trình, nâng cao hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.

Đối tượng

Đối tượng cần thực hiện kiểm nghiệm

Bất kì tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có hoạt động kinh doanh, sản xuất, chế biến đều cần thực hiện kiểm nghiệm, vì kiểm nghiệm là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ công bố sản phẩm hoặc xin cấp các loại giấy phép liên quan

 

Lợi ích

Lợi ích khi kiểm nghiệm sản phẩm

Ngoài mục đích đáp ứng các yêu cầu của quy định và luật hiện hành, kiểm nghiệm sản phẩm còn mang nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần làm kiểm nghiệm sản phẩm ngay để có được nhiều lợi ích hơn:

  • Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp
  • Đảm bảo sản phẩm an toàn với người tiêu dùng
  • Được khách hàng tin tưởng lựa chọn
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
  • Kịp thời điều chỉnh sản phẩm (nếu các chỉ tiêu, kết quả chưa đạt yêu cầu)
  • Lựa chọn được nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp

Thời hạn

Thời hạn giấy kiểm nghiệm

Giấy kiểm nghiệm có thời hạn quy định hay không? Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm như sau:

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Quy trình

Quy trình thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm

Dịch vụ

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ kiểm nghiệm?

Doanh nghiệp nên lựa chọn một đơn vị thứ 3 để thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm vì những lý do sau đây:

  • Biết được những chỉ tiêu nào cần kiểm nghiệm cho sản phẩm của mình
  • Đảm bảo tính khách quan, độc lập và độ minh bạch của kết quả kiểm nghiệm
  • Tiết kiệm chi phí và nguồn lực vì xây dựng phòng kiểm nghiệm nội bộ đòi hỏi phải đầu tư tốn kém vào thiết bị, công nghệ, nhân sự 
  • Phòng thí nghiệm phải đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và được nhà nước Việt Nam công nhận
  • Nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm do được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi một đơn vị có uy tín 
  • Lợi thế khi trở thành nhà cung cấp nguyên vật liệu cho đối tác và khách hàng
  • Hỗ trợ sau kiểm nghiệm (tư vấn cải tiến chất lượng, hồ sơ công bố sản phẩm)

Hãy liên hệ ngay với OMFOOD để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp có phiếu kiểm nghiệm ngay để công bố sản phẩm, xin cấp các giấy phép liên quan để không làm chậm trễ thời gian sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông, tiêu thị trên thị trường. 

FAQ câu hỏi thường gặp

Thời gian kiểm nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và các tiêu chuẩn yêu cầu, thông thường mất từ vài ngày đến vài tuần.
Chi phí kiểm nghiệm phụ thuộc vào loại kiểm nghiệm, số lượng mẫu và tiêu chuẩn cần đạt. Các phòng thí nghiệm có thể cung cấp bảng giá chi tiết cho từng dịch vụ kiểm nghiệm.
Thời hạn của kết quả kiểm nghiệm thường phụ thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu pháp lý. Thông thường phiếu kiểm nghiệm sẽ có giá trị trong 12 tháng.
Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần xem xét lại quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng và thực hiện kiểm nghiệm lại sau khi đã khắc phục vấn đề.
KHÔNG. Tại Việt Nam quy định phải kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 ĐƯỢC CÔNG NHẬN. Nếu cơ sở thực hiện kiểm nghiệm tại một phòng thí nghiệm không được công nhận, kết quả của phiếu kiểm nghiệm sẽ không có giá trị, cơ sở sẽ không thể sử dụng để thực hiện các hoạt động khác như: xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; chứng nhận OCOP; công bố sản phẩm...
Không phải tất cả các sản phẩm đều yêu cầu kiểm nghiệm, nhưng đối với các ngành như thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm, kiểm nghiệm là bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Kết quả kiểm nghiệm từ các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 ĐƯỢC CÔNG NHẬN có thể được sử dụng cho mục đích xuất khẩu, tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Dịch vụ liên quan

Công bố sản phẩm

Công bố sản phẩm

Công bố sản phẩm là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam khi muốn sản phẩm được thuận lợi lưu thông trên thị trường, tránh được các rủi ro phạt hành chính hay bị gián đoạn sản xuất, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm. Công bố sản phẩm được áp dụng cho hàng hóa trong nước và cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phải được sản xuất hoặc chế biến theo một tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật nào đó được pháp...

Đăng ký chứng nhận FDA

Đăng ký chứng nhận FDA

FDA (Food and Drug Administration) là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, một cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Hoa Kỳ. FDA chịu trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua việc kiểm soát và giám sát an toàn thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm và các sản phẩm sinh học. Các sản phẩm nằm trong quy định nếu không có chứng nhận FDA sẽ không được phép lưu thông và tiêu thụ tại thị trường Mỹ.  Mã số FDA...

Đào tạo tập huấn an toàn thực phẩm

Đào tạo tập huấn an toàn thực phẩm

Đào tạo tập huấn an toàn thực phẩm là hoạt động không thể thiếu trước khi doanh nghiệp chính thức đi vào sản xuất, chế biến. Đây là một thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đào tạo tập huấn an toàn thực phẩm nên được một đơn vị có kinh nghiệm và năng lực đã được các cơ quan chức năng công nhận thực hiện để đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu về an toàn thực phẩm. Tại sao...

Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bao gồm sản xuất, chế biến, kinh doanh. Chứng nhận sẽ có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận sẽ không cố định mà tùy theo sản phẩm và quy mô của cơ sở kinh doanh sản xuất, sẽ có cơ quan quản lý thực hiện cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh...

091 615 9299
scrollTop
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia