Tiêu Chuẩn FSSC 22000 - Chứng Nhận Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm

Tiêu Chuẩn FSSC 22000 - Chứng Nhận Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm

Tiêu Chuẩn FSSC 22000 - Chứng Nhận Hệ Thống An Toàn Thực Phẩm 


- Tuân thủ các luật lệ, tránh nguy cơ vi phạm pháp lý có liên quan đến an toàn thực phẩm
- Giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng
- Phòng ngừa tai nạn và tình huống khẩn cấp trong vấn đề an toàn thực phẩm.
- Chủ động ứng phó với các rào cản thương mại quốc tế.
- Điều kiện cần thiết cho hội nhập của các chương trình khác nhau (HACCP, BRC, EurepGAP, GMP)
- Nâng cao ý thức an toàn thực phẩm, trách nhiệm của nhân viên 

Tổng quan

FSSC là Tổ chức Chứng nhận hệ thống An toàn thực phẩm (Food Safety System Certification) được thành lập vào năm 2004, có trụ sở tại Hà Lan. Tổ chức FSSC được thành lập để phát triển chương trình chứng nhận cho doanh nghiệp ngành thực phẩm và đảm bảo rằng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm tuân thủ những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc tế.

FSSC 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220, đồng thời bổ sung thêm một số yêu cầu khác. Nội dung của FSSC 22000 xoay quanh các vấn đề về quản lý chất lượng, quản lý nguy cơ, và kiểm soát an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn FSSC 22000 cung cấp một cách thức để tổ chức đảm bảo an toàn thực phẩm, từ sản xuất cho đến phân phối.

FSSC 22000 có 03 thành phần cơ bản, bao gồm:

1. ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000 tạo cơ sở cho FSSC 22000. ISO 22000 đưa ra những yêu cầu cho việc phát triển, triển khai và bảo trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) với phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018. Đây là lý do tại sao việc sửa đổi ISO 22000 có tác động lớn đối với FSSC 22000.

2. PRP (Prerequisite Programs- Chương trình tiên quyết)

Các chương trình tiên quyết là chương trình bắt buộc. Các yêu cầu PRP này được nêu rõ trong
- ISO/TS 22002-x
- NEN / NTA 8059 hoặc các tiêu chuẩn BSI / PAS 221

Chú ý: Các chương trình tiên quyết là các chương trình và thực tiễn được áp dụng để giải quyết vấn đề môi trường sản xuất sao cho sản phẩm thực phẩm an toàn. Các chương trình tiên quyết là gì sẽ phụ thuộc vào phạm vi của bạn. Ví dụ như:
- Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng ISO/TS 22002-1: Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 1: Sản xuất thực phẩm.
- Các nhà sản xuất bao bì thực phẩm sử dụng ISO/TS 22002-4. Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm
- Các nhà sản xuất hoặc Nhà Cung cấp Thực phẩm Thủ, Thức ăn hoặc Thành phần sử dụng PAS 222 - Các chương trình tiên quyết để sản xuất thức ăn và thức ăn chăn nuôi cho động vật

3. Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000

Các yêu cầu bổ sung liên quan đến việc:
- Quản lý dịch vụ (tương đương yêu cầu 7.1.6 của ISO 22000:2018).
- Ghi nhãn sản phẩm (tương đương yêu cầu 8.5.1.3 của ISO 22000:2018)
- Phòng vệ thực phẩm
- Giảm thiểu gian lận thực phẩm
- Sử dụng logo
- Quản lý chất gây dị ứng
- Giám sát môi trường
- Công thức sản phẩm
- Vận chuyển

Yêu cầu

Quản trị

Chứng nhận FSSC 22000 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp hoạt động sản xuất tuân thủ các luật lệ/yêu cầu, từ đó hạn chế được nguy cơ vi phạm pháp luật có liên quan đến an toàn thực phẩm. 

Cách thức áp dụng

Doanh Nghiệp Đang Ở Đâu Trên Hành Trình Đạt Chứng Nhận FSSC?

  Bắt đầu với FSSC

Tìm hiểu quản lý an toàn thực phẩm là gì và tại sao FSSC tốt cho doanh nghiệp?

Bắt đầu với FSSC cho doanh nghiệp mới >>>

  Áp dụng tiêu chuẩn FSSC

Khám phá những cách tốt nhất để thực hiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn FSSC và làm thế nào chúng tôi có thể giúp đỡ bạn?

Đào tạo áp dụng tiêu chuẩn FSSC >>>       

  Chứng nhận FSSC 

Nhận đánh giá độc lập và đạt được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Quy trình chứng nhận FSSC >>>

  Duy trì mở rộng FSSC

Đảm bảo hệ thống cung cấp những điều tốt nhất cho doanh nghiệp.

Duy trì chứng nhận FSSC >>>

  Chứng nhận mở rộng

Mở rộng phạm vi, tái chứng nhận FSSC. 

Mở rộng + tái chứng nhận FSSC >>>

Dịch vụ tư vấn

- Hỗ trợ tư vấn trực tiếp xây dựng, áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo có được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chứng chỉ chứng nhận Quốc tế FSSC 22000.
- Hỗ trợ  khảo sát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ,... do các chuyên gia tư vấn an toàn thực phẩm giàu kinh nghiệm khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp. Kết quả đánh giá thực trạng là cơ sở quyết định cơ sở có đủ điều kiện đăng ký chứng nhận.
- Hỗ trợ tiếp cận kho tài liệu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và xây dựng quy trình biểu mẫu cho từng công đoạn sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Đào tạo bài bản về các nguyên lý vận hành của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo FSSC 22000 và các lợi ích khi áp dụng, vận hành công việc theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Hỗ trợ hướng dẫn vận hành thử hệ thống, đào tạo các đánh giá viên nội bộ, và hướng dẫn, hỗ
trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ.
- Hỗ trợ đăng ký chứng nhận tại tổ chức chứng nhận uy tín.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá chứng nhận chính thức, giúp doanh nghiệp thực hiện hành động khắc phục sau đánh giá, đồng hành cùng doanh nghiệp cho tới khi đạt chứng chỉ chứng nhận FSSC 22000.

Nguồn/Tài nguyên

Danh mục tài liệu FSSC 22000 BẮT BUỘC Danh sách tài liệu FSSC 22000 KHÔNG BẮT BUỘC
Chính sách an toàn thực phẩm Thủ tục quản lý sự thay đổi của hệ thống an toàn thực phẩm
Mục tiêu an toàn thực phẩm Thủ tục quản lý các yếu tố phát triển ở bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Số tay an toàn thực phẩm Thủ tục kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình được cung cấp từ bên ngoài

Thủ tục nhận diện và giải quyết rủi ro và cơ hội

Thủ tục xác định và đánh giá khía cạnh an toàn thực phẩm 

Thủ tục xác định các yêu cầu của luật và yêu cầu khác

Thủ tục kiểm soát việc thực hiện

Thủ tục đối phó với tinh huống khẩn cấp

Thủ tục theo dõi phân tích, đo lường và đánh giá
Các kế hoạch HACCP Thủ tục kiểm soát dữ liệu và tài liệu
Hồ sơ vệ sinh nhà xưởng Thủ tục để kiểm soát hồ sơ
Hồ sơ kiểm soát nguồn nước Thủ tục xem xét từ phía lãnh đạo
Hồ sơ vệ sinh bề mặt tiếp xúc Thủ tục tuyển dụng các cán bộ nhân viên
Quy định ngăn ngừa nhiễm chéo Thủ tục đào tạo các cán bộ nhân viên
Hồ sơ vệ sinh cá nhân Thủ tục quản lý thiết bị
Quy định bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bán Thủ tục xem xét hợp đồng
Hồ sơ kiểm soát hoá chất phụ gia Thủ tục đánh giá đối với nhà cung cấp
Hồ sơ kiểm soát phương tiện & dụng cụ vệ sinh Thủ tục mua hàng
Hồ sơ kiểm soát động vật gây hại Thủ tục triển khai sản xuất
Hồ sơ kiểm soát chất thải Thủ tục truy tìm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
Hồ sơ Tiếp nguyên liệu Thủ tục thu hồi sản phẩm
Hồ sơ Các quá trình sản xuất Thủ tục kiểm soát các thiết bị đo lường
Hồ sơ Lưu kho Thủ tục ứng phó với những tinh huống khẩn cấp
Hồ sơ Đóng gói Thủ tục xử lý các khiếu nại của khách hàng
Hồ sơ Giao hàng Thủ tục đánh giá nội bộ
Tài liệu Bối cảnh của công ty Thủ tục giao hàng
Nhu cầu và mong đợi các bên quan tâm Thủ tục xuất nhập kho nguyên liệu và kho thành phẩm
Các hướng dẫn công việc Thủ tục kiểm soát các sản phẩm không phù hợp
Bảng mô tả công việc cho từng chức danh Thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa
Quản lý dịch vụ (Quản lý các nhà thầu như diệt côn trùng sửa chữa máy móc, xử lý rác thải..)

Thủ tục thẩm định và thẩm tra

Quản lý an ninh thực phẩm  
Quản lý ngăn ngừa gian lận thực phẩm  
Quản lý chất gây dị ứng trong thực phẩm  
Quản lý việc ghi nhãn  

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

091 615 9299
scrollTop
zalo
zalo
091 615 9299 Gọi chuyên gia zalo Zalo