Tổng quan
Cá và các sản phẩm thủy sản để được phép lưu thông tiêu thụ tại Việt Nam sẽ cần ghi nhãn đầy đủ thông tin theo Nghị định số: 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân liên quan.
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, chế biến cá và các sản phẩm thủy sản cần lưu ý khi đóng gói hàng hóa để đảm bảo theo đúng quy định pháp luật tại Việt Nam.
Tại sao phải ghi nhãn hàng hóa?
Ghi nhãn hàng hóa là cá và các sản phẩm thủy sản không đơn giản chỉ là đóng gói, ghi thông tin sơ sài về sản phẩm mà đòi hỏi cần phải cẩn trọng vì thực phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của con người. Dưới đây là những lí do cơ sở cần tuân thu việc ghi nhãn:
- Bắt buộc để đảm bảo tuân thủ pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý: Các quy định về ghi nhãn hàng hóa được đề ra bởi các cơ quan quản lý nhà nước nhằm kiểm soát chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo sự minh bạch trong kinh doanh.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nhãn hàng hóa cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm như tên gọi, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo an toàn, giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm thông minh và an toàn hơn.
- Nâng cao tính minh bạch và tin tưởng: Nhãn hàng hóa rõ ràng và chính xác giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và các bên liên quan, cho thấy sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin chính xác và minh bạch.
- Hỗ trợ quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc: Ghi nhãn đúng cách giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong trường hợp có sự cố liên quan đến chất lượng. Điều này rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm và xử lý các khiếu nại, thu hồi sản phẩm nếu cần.
- Phù hợp với yêu cầu xuất khẩu và nhập khẩu: Đối với các sản phẩm xuất khẩu, việc tuân thủ các quy định về ghi nhãn của thị trường đích là điều kiện bắt buộc. Các quốc gia thường có các yêu cầu cụ thể về ngôn ngữ, thông tin bắt buộc và định dạng nhãn hàng hóa.
- Phòng ngừa gian lận thương mại: Ghi nhãn hàng hóa giúp ngăn chặn việc mạo danh thương hiệu, sản phẩm giả mạo, và các hành vi gian lận thương mại khác, bảo vệ cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Hướng dẫn cách ghi nhãn cá và các sản phẩm thủy sản
Căn cứ theo Nghị định số: 111/2021/NĐ-CP, những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước. Dưới đây là những thông tin bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa về cá và các sản phẩm thủy sản tại Việt Nam.
1. Thức ăn thủy sản
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có);
g) Số điện thoại (nếu có).
2. Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có);
g) Số điện thoại (nếu có).
3. Giống thủy sản
a) Tên giống thủy sản (bao gồm tên thương mại và tên khoa học);
b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, ương dưỡng;
c) Số lượng giống thủy sản;
d) Chỉ tiêu chất lượng theo Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
đ) Ngày xuất bán;
e) Thời hạn sử dụng (nếu có);
g) Hướng dẫn vận chuyển, bảo quản và sử dụng;
h) Số điện thoại (nếu có).
4. Dụng cụ đánh bắt thủy sản
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có);
d) Số điện thoại (nếu có).
5. Ghi thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa
Thức ăn thủy sản |
Thức ăn hỗn hợp |
Thành phần định lượng gồm: Độ ẩm; Protein thô; Béo thô; Xơ thô; Phot pho tổng số; Lysine tổng số; Chất bảo bảo quản nếu có: Ethoxyquin, Dibutylhydroxytoluene, BHT (Butylated hydroxyl toluene), BHA (Butylated hydroxyl Anisole). |
Thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh |
Thành phần định lượng tối thiểu gồm: Độ ẩm; Protein thô; Béo thô; Xơ thô. |
Thức ăn bổ sung |
Thành phần định lượng, cụ thể cho từng loại:
- Hỗn hợp khoáng, vitamin, axít amin: Vitamin, khoáng đơn, axit amin.
- Chế phẩm vi sinh vật: Loài vi sinh vật.
- Chế phẩm chiết xuất từ thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm: Hoạt chất chính từ (ghi kèm tên loài sinh vật được sử dụng để sản xuất).
|
Thức ăn tươi sống |
Thành phần định lượng: Tên loài sử dụng làm thức ăn. |
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản |
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản |
Thành phần định lượng, cụ thể cho từng loại:
- Hoá chất: Công thức hóa học, công thức cấu tạo hoặc theo Danh mục tên hoá chất được phép sử dụng.
- Hỗn hợp khoáng, vitamin, axít amin: Vitamin, khoáng đơn, axit amin.
- Chế phẩm vi sinh vật: Loài vi sinh vật.
- Chế phẩm chiết xuất từ thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm: Hoạt chất chính từ (ghi kèm tên loài sinh vật được sử dụng để sản xuất).
|
Thuốc thú y thủy sản |
Thuốc thú y thủy sản |
Công thức cấu tạo hoặc thành phần cấu tạo. |
6. Thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn của hàng hóa
Thức ăn thủy sản; chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản |
Thức ăn bổ sung; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. |
- Ghi cụm từ “Chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản”;
- Thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch: ghi cụ thể số ngày ngừng sử dụng trước khi thu hoạch để đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
|
Giống thủy sản |
Giống thủy sinh. |
Chiều dài, đường kính thân chính, giai đoạn phát triển. |
- Giống thủy sản để nuôi thương phẩm; |
- Số ngày tuổi, chiều dài con giống hoặc loại post (áp dụng đối với tôm giống). |
- Trứng Artermia. |
- Số lượng trứng/g, tỷ lệ nở con (%) |
- Giống thủy sản bố mẹ. |
- Khối lượng, giai đoạn phát dục. |
Dụng cụ đánh bắt thủy sản |
- Lưới đánh bắt thủy sản. |
- Màu sắc, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), kích thước mắt lưới. |
- Sợi và dây dùng đánh bắt thủy sản. |
- Đường kính, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), độ săn (vòng xoắn/m). |
Bình luận